Thành tích Binh_chủng_Tên_lửa_phòng_không,_Quân_đội_nhân_dân_Việt_Nam

Chiến đấu chống lại các chiến dịch Sấm Rền

Xe khí tài điều khiển tên lửa SNR-75B được ngụy trangMột kíp chiến đấu của Trung đoàn tên lửa 263 sau trận đánh tại Nghệ An, tháng 9 năm 1968

Trong kháng chiến chống Mỹ, Bộ đội Tên lửa phòng không Việt Nam tham gia chiến đấu 3.452 trận, phóng 5.885 quả đạn, bắn rơi 788 máy bay các loại của địch. Trong đó có 366 chiếc rơi tại chỗ. Bộ đội Tên lửa càng đánh càng thắng lớn. Năm 1966 bắn rơi số máy bay Mỹ gấp đôi năm 1965. Năm 1967 bắn rơi số máy bay Mỹ gấp đôi năm 1966. Đã có tới 9 tháng, bộ đội tên lửa bắn rơi từ 15 máy bay Mỹ trở lên.

  • Tháng 10 năm 1965: Bắn rơi 23 chiếc.
  • Tháng 7 năm 1966: Bắn rơi 27 chiếc.
  • Tháng 8 năm 1966: Bắn rơi 17 chiếc.
  • Tháng 4 năm 1967: Bắn rơi 24 chiếc.
  • Tháng 8 năm 1967: Bắn rơi 19 chiếc.
  • Tháng 10 năm 1967: Bắn rơi 35 chiếc.
  • Tháng 11 năm 1967: Bắn rơi 27 chiếc
  • Tháng 12 năm 1967: Bắn rơi 18 chiếc.

Có nhiều trận đánh tiêu diệt lớn đã diễn ra.

  • Ngày 5-10-1965: Bắn rơi 7 chiếc.
  • Ngày 5-11-1965: Bắn rơi 6 chiếc.
  • Ngày 19-7-1966: Bắn rơi 7 chiếc.
  • Ngày 20-7-1966: Bắn rơi 5 chiếc.
  • Ngày 10-5-1967: Bắn rơi 5 chiếc.
  • Ngày 19-5-1967: Bắn rơi 5 chiếc.
  • Ngày 22-5-1067: Bắn rơi 5 chiếc.
  • Ngày 31-8-1967: Bắn rơi 5 chiếc.
  • Ngày 24-10-1967: Bắn rơi 6 chiếc.
  • Ngày 27-10-1967: Bắn rơi 7 chiếc.
  • Ngày 17-11-1967: Bắn rơi 6 chiếc.
  • Ngày 19-11-1967: Bắn rơi 8 chiếc.

Riêng Trung đoàn tên lửa 238 (Đoàn Hạ Long) trong điều kiện bị máy bay Mỹ oanh tạc ác liệt trên vùng Quảng Bình - Vĩnh Linh đã chiến đấu có hiệu quả, hạ 6 máy bay ném bom chiến lược B-52.

Chiến đấu chống các cuộc tập kích đường không của không quân Mỹ trong năm 1972

Một tên lửa SA-75 của Bộ đội tên lửa phòng không Việt Nam đang đánh chặn một chiếc RF-4C của Không quân Mỹ trên bầu trời Hà NộiXác một trong những chiếc B-52 bị lực lượng tên lửa phòng không của Quân đội nhân dân Việt Nam bắn rơi lúc rạng sáng ngày 23-12-1972

Ngày 6-4-1972, Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon đã ra lệnh cho không quân Mỹ mở lại các cuộc ném bom miền Bắc Việt Nam (Chiến dịch Linebacker I). Trong hai tháng đầu, bộ đội tên lửa phòng không bị máy bay Mỹ gây nhiễu và sử dụng các biện pháp chế áp điện tử nên không đánh được. Trong trận đánh lúc 3 giờ sáng ngày 16-4-1972 tại Hải Phòng chống lại 9 pháo đài bay B-52 được hơn 50 máy bay chiến thuật Mỹ yểm hộ, đã phóng 93 quả đạn nhưng không một máy bay Mỹ nào bị bắn rơi. 9 giờ sáng ngày 16-4-1972, hơn 40 máy bay chiến thuật của không quân Mỹ bay theo đội hình tốp lớn ở độ cao 7 đến 8 km đột nhập vùng trời Tây Bắc Hà Nội. Bộ đội Radar hoang báo B-52 vào đánh hà Nội. Các trung đoàn tên lửa bảo vệ Hà Nội đã phóng về hướng mục tiêu 36 quả đạn nhưng đều trượt mục tiêu và tự hủy. Tên lửa phòng không Việt Nam phải tạm dừng chiến dấu để sửa chữa, hiệu chỉnh, cải tiến, nâng cấp khí tài.

Nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia quân sự Liên Xô đến cuối tháng 5 năm 1972, 53 bộ khí tài SNR-75 và 7 xe khí tài lẻ đã được cải tiến nâng cấp lên chuẩn M, 296 bệ phóng được nâng cấp, 333 quả đạn được hòng được khôi phục. Hơn 40 nội dung kỹ thuật của khí tài tên lửa SA-75 đã được cải tiến, nâng cấp. Khả năng kháng nhiễu diện tử và tránh tên lửa chống bức xạ radar AGM-88 của khí tài tên lửa Việt Nam đã bảo đảm cho các tiểu đoàn hỏa lực trở lại chiến đấu.

  • Ngày 27-6-1972, Tiểu đoàn tên lửa 57, Trung đoàn 261 bắn rơi 1 chiếc F-4E tại chỗ tại xã Đại Kim, Thanh Trì, Hà Nội.
  • Trong 15 ngày đầu tháng 7-1972, các tiểu đoàn hỏa lực 72, 73, 82, 83 đã hạ 7 máy bay Mỹ.
  • Ngày 17 và ngày 19-8-1972, các tiểu đoàn hỏa lực 51, 54 và 72 bắn rơi 1 chiếc RF-4C, 3 chiếc F-4D và 1 chiếc A-6E, thu 1 máy gây nhiễu ALQ-100 của hải quân Mỹ còn nguyên vẹn.
  • Đêm 22-11-1972, lúc 21h 48', các tiểu đoàn hỏa lực 43 và 44 bắn trúng 1 chiếc B-52. Máy bay rơi gần Nokhon Phanom, Thái Lan.

Trong chiến dịch phòng không 12 ngày đêm cuối tháng 12 năm 1972 tại Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương ở miền Bắc Việt Nam, 5 trung đoàn tên lửa phòng không bảo vệ hà Nội và Hải Phòng đã đánh hàng trăm trận, tiêu thụ 334 đạn tên lửa B-750B, bắn rơi 7 máy bay chiến thuật các loại, 29 máy bay ném bom chiến lược B-52 của Không quân Mỹ trên tổng số 34 chiếc B-52 bị hạ trong chiến dịch này. Trong đó có 16 chiếc rơi tại chỗ.

  • Đêm 18 rạng ngày 19-12-1972: Các tiểu đoàn 59 (E261), 77 (E257), 52 (E263) bắn rơi 2 máy bay B-52, 2 chiếc rơi tại chỗ
  • Đêm 19 rạng ngày 20-12-1972: Các tiểu đoàn 57 và 59 (E261) bắn rơi 2 chiếc B-52, không rơi tại chỗ.
  • Đêm 20 rạng ngày 21-12-1972: Các tiểu đoán 57, 93, 94 (E261) và 77, 79 (E257) bắn rơi 7 chiếc B-52. Trong đó 6 chiếc rơi tại chỗ.
  • Đêm 21 rạng ngày 33-12-1972: các tiểu đoàn 57, 93 (E261) và 78 (E257) bắn rơi 3 chiếc B-52, cả ba đều rơi tại chỗ.
  • Đêm 22 rạng ngày 23-12-1972: Các tiểu đoàn 73 (E285), 82 (E238) bắn rơi 2 chiếc B-52, đều rơi trên Vịnh Bắc Bộ.
  • Đêm 26-12-1972: Các tiểu đoàn 73 (E285), 81 (E238), 76, 78, 79 (E257), 86 (E274), 93 (E261) bắn rơi 8 chiếc B-52, 5 chiếc rơi tại chỗ.
  • Đêm 27-12-1972: Các tiểu đoàn 59, 94 (E261), 77 (E257), 72 (F285) bắn rơi 4 chiếc B-52. 2 chiếc rơi tại chỗ. Trong đó, Tiểu đoàn 72 bắn rơi chiếc B-52 số hiệu 56-0605, mật danh "Cobalt 02" bị tiểu đoàn tên lửa 72 bắn rơi ngay trên đường Hoàng Hoa Thám gần đoạn giao với phố Ngọc Hà và dốc La Pho; chỉ cách Phủ Chủ tịch VNDCCH khoảng 600 m.
  • Đêm 28-12-1972: Các tiểu đoàn 77 (E257) và 59 (E261) bắn rơi 3 chiếc B-52. Không có chiếc nào rơi tai chỗ.
  • Đêm 29-12-1972: Tiểu đoàn 79 (E257) bắn rơi 1 chiếc B-52 nhưng không rơi tại chỗ.

Từ ngày 4 đến ngày 14-1-1973, các tiểu đoàn hỏa lực 41, 43, 53, 54, 55, 56 đóng ở Khu 4 đã bắn rơi 7 máy bay B-52 nhưng không có chiếc nào rơi tại chỗ.

Liên quan